scroll top
Nội dung bản tin này cũng được đăng trên trang web: http://www.kaizen.vn
Bản tin số 119
15/07/2019
0
2408
Bản tin Kaizen do Esuhai - KaizenYoshidaSchool phát hành định kỳ, cập nhật thông tin Nhật Bản, những kinh nghiệm sống và làm việc tại Nhật Bản, những chia sẻ & cảm nhận gửi đến các bạn Thực tập sinh đang học tập tại KaizenYoshidaSchool hay đang học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Đăng ký ngay để nhận các bản tin sắp tới qua email của bạn.
Dịp lễ Obon ở Nhật

Các bạn có biết lễ Obon ở Nhật là lễ gì không ? Lễ Obon ở Nhật chính là lễ Vu Lan (hay còn gọi là Tết Vu Lan) ở Việt Nam đó các bạn. Người Nhật họ đã bỏ lịch Dương từ hơn 100 năm trước, nhưng các dịp lễ truyền thống thì vẫn còn được gìn giữ cho đến tận ngày hôm nay đó các bạn.

xuất khẩu lao động Nhật Bản

Nguồn: Internet

Dịp lễ này diễn ra vào rằm tháng 7 hằng năm (thường rơi vào tháng 8 dương lịch). Ở Nhật, cùng với Tuần lễ vàng và dịp Tết, dịp lễ Obon là 1 trong 3 dịp nghĩ lễ dài ở Nhật.

Ở số này, ban Biên tập Bản tin Kaizen sẽ cùng các bạn tìm hiểu về kỳ nghỉ lễ đặc biệt này nhé.

Nếu như ở Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan rằm tháng 7 có tục cúng lễ rất lớn và đốt vàng mã dâng lên ông bà tổ tiên, thì người Nhật cũng thờ tổ tiên của họ bằng những chiếc bánh có hình hoa sen (tiếng Nhật gọi là Hasu Okashi) cùng với những giỏ hoa quả gồm nhiều loại được trình bày rất đẹp mắt trên bàn thờ gọi là Obon-dana (hoặc Tama-dana).

xuất khẩu lao động Nhật Bản

Nguồn: Internet

Mỗi ngày người Nhật thay một món đồ cúng khác nhau:

  • Ngày 13 là Mukaedango (bánh đón linh hồn);
  • Ngày 14 là Ohagi (một loại bánh bột gạo);
  • Ngày 15 là Soumen (bún làm bằng bột mì);
  • Ngày 16 là Okuridango (bánh tiễn linh hồn).

Ngoài ra, còn có các sự kiện lớn diễn ra vào dịp Obon này, đặc biệt là sự kiện dâng lửa để soi đường cho các linh hồn đã khuất có thể về trời một cách thanh thản.

Sẽ có 5 ngọn lửa lần lượt được đốt lên ở 5 ngọn núi ở Tokyo, mỗi ngọn núi sẽ ghi một chữ kanji. Bắt đầu là chữ Đại (Daimonji), rồi đến Diệu (Myo), Pháp (Ho) và Thuyền (Funagata), chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji, gần với chùa Kinkaku (chùa Vàng).

xuất khẩu lao động Nhật Bản

Nguồn: Internet

Có bạn nào dự định năm nay sẽ tham gia sự kiện này không? Ngoài lễ Obon, mùa hè ở Nhật sẽ có các lễ hội lớn nhỏ khác nhau, được tổ chức khắp nơi trên toàn nước Nhật. Các bạn nếu muốn đi chơi xa cùng bạn bè hoặc đi xem các lễ hội mùa hè nhân dịp nghỉ lễ thì các bạn hãy thảo luận trước với người quản lý của công ty và hiệp hội nhé.

Còn những bạn muốn dành thời gian cho bản thân và gia đình hay muốn tập trung vào việc học thì cũng không sao cả, nhưng lưu ý các bạn không nên mở tiệc ồn ào để tránh làm ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh các bạn nhé. Chúc các bạn một kỳ nghỉ lễ thật vui !

Tết Trung thu ở Nhật Bản

xuất khẩu lao động Nhật Bản

Nguồn: Internet

Bản tin Kaizen tháng này sẽ giới thiệu với các bạn về ngày lễ Trung thu ở Nhật Bản hay còn gọi là Otsukimi. Mình cùng tìm hiểu xem có gì khác biệt với Việt Nam không nhé.

Ban đầu, Otsukimi chỉ dành cho hoàng gia và tầng lớp quý tộc, tuy nhiên từ thời kỳ Edo (1603-1868) nó đã được phổ biến rộng rãi như một lễ hội dân gian.

xuất khẩu lao động Nhật Bản

Nguồn: Internet

Và còn một điều nữa! Nếu như Việt Nam mình đã quen thuộc với sự tích chú Cuội chị Hằng trên cung trăng, thì ở Nhật Bản, người ta tin rằng có những chú thỏ đang sống trên vương quốc mặt trăng và cứ đến Otsukimi lại giã bột làm bánh mochi.

Món ăn phổ biến nhất trong Otsukimi chính là Otsukimi-dango

xuất khẩu lao động Nhật Bản

Nguồn: Internet

Otsukimi-dango là loại bánh dẻo làm từ gạo, có hình tròn, giống như hình mặt trăng.

Người dân dùng bông lúa để trang trí cùng với bánh dẻo, với ý nghĩa mong cho một mùa thu hoạch sung túc và thuận hòa.

Vậy là Lễ Trung thu ở Nhật Bản cũng có nhiều điều mới lạ đúng không nào.

Chúc các bạn có một mùa lễ Trung thu an lành nhé!

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
CHIA SẺ CỦA BẠN VỀ BẢN TIN KAIZEN SỐ 119
CÁC BẢN TIN KHÁC