scroll top
Tin này thuộc chuyên mục: Tin tức & Sự kiện
Tường thuật về CLB Học Tập Chủ Nhật 19/8/2012
26/08/2012
849
Sáng chủ nhật 19/8/2012 tại Hội trường lầu 4 TT.Hồ Văn Huê từ 9h đến 11h30 đã diễn ra Câu lạc bộ Học tập chủ nhật lần thứ 2. Câu lạc bộ Học tập chủ nhật tháng 8: “Học cách nhìn, cách nghĩ của người Nhật”. Diễn giả là anh Lê Long Sơn, hiện đang là Tổng giám đốc Công ty TNHH Esuhai và Kaizen Yoshida School đồng thời cũng là cựu du học sinh tại Nhật của chương trình du học Đông Du.

Rút kinh nghiệm từ lần trước, công việc tổ chức tháng 8 có sự giúp đỡ của một số bạn tình nguyện là học viên trường Đông Du nên khâu chuẩn bị, quảng bá rộng rãi được thực hiện tốt hơn. Tham gia lần này khoảng hơn 200 bạn, trường đã phải chuẩn bị 2 hội trường: 1 hội trường chính sức chứa gần 200 chỗ và 1 hội trường phụ gần 100 chỗ dành cho các bạn đi trễ được quay camera phát trực tiếp ra tivi để các bạn vẫn theo dõi buổi nói chuyện được.

Câu lạc bộ Học tập chủ nhật tháng 8:  “Học cách nhìn, cách nghĩ của người Nhật”.

Diễn giả là anh Lê Long Sơn, hiện đang là Tổng giám đốc Công ty TNHH Esuhai và Kaizen Yoshida School đồng thời cũng là cựu du học sinh tại Nhật của chương trình du học Đông Du.

Các khách mời đặc biệt:

* Anh Nguyễn Dũng Sỹ: Giám đốc sản xuất tại công ty Pháp Natural Rendez-vous..Corp (Cty CP Điểm Hẹn Thiên Nhiên). Quan điểm bản thân: Bất kỳ công việc nào cũng có cái hay, cái khó của công việc đó và vấn đề cho một người đi làm việc là phải biết tổ chức khai thác công việc mình đang làm để tạo niềm đam mê, từ đó sẽ phát triển công việc hiệu quả.

* Anh Ngô Hoài Đức: Kỹ sư trưởng, Tập đoàn xây dựng Kajima - Văn phòng điều hành dự án tại Việt Nam. Giới thiệu về bản thân: có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, 16 năm học và làm việc trong ngành xây dựng, 16 năm học và huấn luyện võ đạo Aikido - Nhật Bản. Hiện là chủ nhiệm câu lạc bộ Aikido Đông Du đặt trụ sở tại trường Nhật Ngữ Đông Du, Trung Tâm Bàu Cát.

* Anh Nguyễn Cảnh Thức: công nghệ thông tin – làm tự do. Từng đảm nhận Giám đốc công nghệ thông tin của Sở giao dịch hàng hóa.

Sáng lập blog Action for Viet Education sưu tập những ý tưởng để phát triển giáo dục ở Việt Nam. Hiện đang quản lý mảng IT của một vài trường phổ thông để đưa những ý tưởng này và hiện thực.

Blog Action for Viet Education: http:// http://a4ve.blogspot.com/

Nội dung chương trình:

  1. Anh Lê Long Sơn chia sẻ CÁCH NHÌN NHẬN SỰ VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT - điều đáng giá nhất ông học được từ Nhật và có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của ông.Trong đó có 3 yếu tố quan trong ảnh hưởng sâu rộng trong tư duy người Nhật:Ngôn ngữ, Con đường (đạo), và các hình mẫu nguyên tắc.

Ngôn ngữ:

+  Tính hướng thượng, không mặc cảm tự ti: họ chủ động đi tìm cái mới, cải tiến và biến thành cái của mình.

+  Sự nghiêm túc trong cách tôn trọng nguồn gốc, xuất xứ những định nghĩa hay kiến thức du nhập từ nước ngoài.

+  Giao tiếp đối với người khác luôn luôn thể hiện sự khiêm nhường, lịch sự và tôn kính.

+ Tính nhường nhịn, không chen lấn, xô đẩy: người Việt Nam nên tập thói quen này, điều đó thể hiện một phần trong văn hóa ứng xử nơi công cộng.

+  Người Nhật quý trong những thứ mà họ cho rằng cần thiết, gần gũi trong cuộc sống như đôi đũa, gia đình, cơm,…

Con đường: mang hai ý nghĩa trừu tượng và thực tế. Người Nhật cho rằng đi theo con đường có sẵn tốt nhất sẽ tiết kiệm được công sức, thời gian để tới đích. Về mặt trừu tượng như là: kiếm đạo, trà đạo… Về mặt thực tế Nhật Bản đã xây dựng được con đường hiện đại như:

+  Hệ thống tàu cao tốc, tàu điện ngầm dài và dày đặc bậc nhất thế giới.

+ Hệ thống đường thủy, cảng biển nối khắp toàn cầu.

+ Hệ thống đường không quốc nội, quốc ngoại phủ kín

+ Hệ thống đường bộ, đường cao tốc với tồng chiều dài: 1.260.000 km (số liệu năm 2010)

Hình thức, mẫu, nguyên tắc được thể hiện trong các sự việc như ở dưới đây:

+ Tiếng Nhật : được cấu thành bởi các mẫu: trợ từ, động từ, tính từ,…

+ Lễ nghi: đều có những đặc trưng và cách thức khác nhau trong mỗi loại và trường hợp khác nhau

+ Có những cuốn sách hướng dẫn cách nói, diễn thuyết trong lễ hội, hội nghị, lễ cưới, lễ tốt nghiệp

+ Nghệ thuật Origami liên tục phát triển và có những mẫu mới

+ Nghệ thuật Bonsai từ 1000 năm trước

+ Cách gói hàng, gói quà rất đa dạng và phong phú

+ Sản lượng khuôn mẫu: khuôn đúc, khuôn dập, khuôn nhựa, khuôn thổi… nhiều nhất thế giới

+ Người Nhật rất giỏi về cách quản trị dựa trên hướng dẫn

Nhật Bản là một nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên

+ Ẩm thực: mỗi thứ một ít, không thừa, vừa đủ, bài trí rất nghệ thuật điều này thể hiện sự quý trọng đối với bữa ăn của họ

+ Thu hồi rác tái sinh: quá trình phân loại được thực hiện triệt đề từ thành phố lớn đến những nơi hẻo lánh

+ Thu mua dầu hỏa từ khắp nơi trên thế giới để chế biến ra những sản phẩm từ dầu hỏa

+ Kĩ thuật xử lí nước thải hàng đầu thế giới biên nước thải hàng ngày thành nước uống được

Văn hóa Nhật Bản chú trọng cái đẹp và cái tinh khiết

+ Nhà vệ sinh đặc biệt được chú trọng

+ Dùng thuật ngữ nổi tiếng thế giới 5S [sàng lọc, sạch sẽ, sắp xếp, săn sóc, sẵn sàng] trong ngành công nghiệp. Máy móc, dụng cụ luôn được sử dụng trong trang thái sạch sẽ, ngăn nắp, luôn được bảo dưỡng tốt

+ Kênh rạch, sông ngòi của Nhật sạch

+ Tại các nhà ga công cộng luôn xuất hiện những người già chăm chỉ, miệt mài làm vệ sinh

+ Điềm đặc trưng cho phong cách Nhật là màu sắc không sặc sỡ mà dịu như màu hoa sakura

+ Cách bài trí hàng hóa của người Nhật rất hài hòa, hợp lí dễ thu hút khách hàng

Phong cách của người Nhật từ chữ viết: đồng nhất, không cầu kì, bay bướm, dễ đọc, dễ nhìn

Phong cách của người Nhật từ cách ăn mặc: phân biệt ngành nghề qua trang phục, thể hiện tính chuyên nghiệp hóa cao độ

Khả năng ghi chép, lưu trữ thông tin tốt: số liệu được lưu trữ, thống kê từ hàng trăm năm trước. Các phương tiện thông tin luôn cập nhật đầy đủ để so sánh và nắm bắt thông tin

Người Nhật đọc sách báo nhiều nhất thế giới: báo được phát tận nhà từ 2-3h sáng. Trên các phương tiện công cộng có rất nhiều người cầm sách, báo đọc. Nhà sách có ở khắp nơi, đủ chủng loại sách mọi ngành nghề, chuyên môn

Người Nhật không thích đối kháng, đối đầu: có thể thấy trên phim ảnh, truyền hình ít có cảnh đối đầu, tranh cãi. Trong giao tiếp họ ngại phủ định ý kiến của người khác mà chỉ đưa ra lời nói mang tính xây dựng, tránh làm người khác buồn vì lời nói của mình

Mặt khác người Nhật rất sòng phẳng, tỉ mỉ, thích làm việc hơn thích nghỉ ngơi, và một điều nữa họ rất nghiêm khắc về thời gian

2. Thảo luận với các khách mời

Anh Nguyễn Dũng Sỹ: đồng ý với quan điểm của ông Lê Long Sơn, và cho rằng đi theo con đường đã vạch sẵn tốt nhất thì mau chóng đạt được mục tiêu. Anh còn chia sẻ thêm rằng: anh là giám đốc sản xuất và thực tế là anh cũng đang áp dụng công thức 5S trong xí nghiệp của mình. Nhưng ban đầu anh cứ tưởng đó là suy nghĩ của ông chủ người Pháp nhưng hôm nay mới biết đó là của người Nhật nghĩ ra. Cũng đồng tình với ông Sơn, anh còn nhấn mạnh cho các bạn khán giả là: khi học 1 ngôn ngữ mới thì không chỉ đơn thuần là học cách đọc cách viết mà còn phải chú ý đến nền văn hóa, đến cả những gì sâu xa chứa đựng trong đó

Anh Ngô Hoài Đức: đã đi theo chương trình du học Đông Du, trải qua quãng thời gian học tập và làm việc bên Nhật nên nhận ra ở người Nhật những điều nên học hỏi ở họ:

-  Người Nhật biết gìn giữ những mối quan hệ cũ, có thể một cái tết gửi 200 bưu thiếp chúc mừng

- Người Nhật rất chú trọng đến sức khỏe. Từ những người trung niên đến lão niên đều thực hiện ăn uống chế độ cho nên người Nhật có tuổi thọ cao nhất, nhì trên thế giới

- Họ muốn hướng đến sự hoàn hảo, luôn tỉ mỉ tửng chi tiết nhỏ nhất

- Người Nhật không làm vì lợi nhuận mà vì cung cấp cho loài người những gì tốt nhất, nên họ luôn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

Tuy nhiên họ cũng có những điều mà ta nên cân nhắc:

- Tính kỉ luật cao dẫn đến sự việc lặp đi lặp lại giống nhau 1 cách nhàm chán, thiếu sáng tạo

- Dễ mắc bệnh stress…

Anh Nguyễn Cảnh Thức chia sẻ blog  http://a4ve.blogspot.com/. Ngoài ra đặt ra 3 câu hỏi:

- Người Nhật nổi tiếng học phương Tây. Vậy tại sao không dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính?

=> Điều này chứng tỏ tính dân tộc của họ cao, không lệ thuộc. Họ muốn biến cái mới thành cái của họ hơn là để nguyên như vậy sử dụng nó

- Nhật Bản là nước tư bản nhưng có 1 nhận xét là "Nhật Bản là nước XHCN thành công nhất thế giới" Anh thấy nhận xét này như thế nào ?

=> Thầy Hiệu trưởng tán đồng với nhận xét đó nếu xét về mặt bản chất. Thầy đưa ra ví dụ mô hình hợp tác xã của Nhật trong đó nông dân được hưởng trọn lợi nhuận, toàn bộ sản phẩm nhà nước mua hết, tư thương không mua được gì hết, đảm bảo giá cả do nhà nước quy định nên giá cả không tăng…

Anh Sơn cũng bổ sung và tán đồng ý kiến trên.

- Thức nhận thấy rằng: "Ngay trong bản thân nước Nhật Bản có  tồn tại mâu thuẫn lớn". Ví dụ người Nhật nổi tiếng là đoàn kết và tính tập thể nhưng họ lại thể hiện cái tôi rất mạnh. Anh Sơn thấy như thế nào ?

=> Về bản chất người Nhật có cái tôi rất lớn, ví dụ : ăn mặc phong cách rất khác nhau… Nhưng người Nhật còn thể hiện văn hóa hội đồng một cách mạnh mẽ: một người nói và một tập thể làm theo, họ sẵn sàng dẹp bỏ cái riêng để làm cái chung nhiều khi chỉ vì họ là người Nhật.

Cuối cùng MC Nguyễn Tuấn Anh có đặt 1 câu hỏi “Người Nhật làm ra nhiều quy tắc,nhiều con đường… giúp cho những người đi sau có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. nhưng cũng có hiện tượng vì có những hình mẫu sẵn có như thế nên nhiều người thụ động, ỷ lại, thiếu sáng tạo… nhất là giới trẻ. Phải chăng đây là mặt trái của vấn đề ?”

=> Trong xã hội nào cũng tồn tại quy tắc 20-80. Tức là 20% người giỏi nhất sẽ làm 80% lượng công việc. Còn 80% người còn lại thì làm 20% lượng công việc còn lại. Vì vậy hãy để 20% người giỏi đó tạo ra những khuôn mẫu, quy tắc… để cho 80% người kia làm theo.

Thông qua buổi nói chuyện lần này, chúng ta thấy và học được ở người Nhật cách nhìn nhận sự việc trong tất cả lĩnh vực. Phần thảo luận giữa các khách mời xen lẫn những câu chuyện thực tế được kể tăng thêm sự thú vị trong buổi sinh hoạt. Anh Sơn đã cung cấp những kiến thức quý giá, bổ ích mà anh đúc kết được qua quãng thời gian sống, học tập và làm việc tai Nhật. Một lần nữa xin cám ơn anh Sơn và các khách mời.

Theo www.dongdu.edu.vn

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này

Tin mới