scroll top
Tin này thuộc chuyên mục: Thông tin Nhật Bản
Sẽ có khoảng 500 lao động sang Nhật làm điều dưỡng
17/12/2014
1039
Do nhu cầu về điều dưỡng viên, hộ lý tại Nhật Bản ngày càng lớn nên dự kiến đến năm 2016, sẽ có khoảng gần 500 điều dưỡng viên, hộ lý được sang Nhật Bản làm việc.

Các thí sinh trúng tuyển tham gia khóa học tiếng Nhật để chuẩn bị sang nhận làm điều dưỡng viên, hộ lý

Chương trình đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Nhật Bản làm việc nằm trong Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, trong đó có thỏa thuận về di chuyển điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản (EPA).

Năm 2012, chương trình này đã tuyển chọn khóa đầu tiên được 138 ứng viên đạt chứng chỉ N3 về tiếng Nhật, những ứng viên này đã sang Nhật Bản vừa học vừa làm, có nhận lương tại các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe.

Khóa 2 của chương trình cũng đã tuyển chọn được 179 ứng viên tham gia học tiếng Nhật. Dự kiến, sau khi vượt qua các kỳ thi tiếng Nhật, tháng 5-2015 các học viên này sẽ được cơ sở Nhật Bản tiếp nhận vào làm việc.

Ngày hôm nay, 15-12, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức lễ khai giảng khoá đào tạo tiếng Nhật dành cho điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản khoá 3 năm 2014. Theo đó, có 180 học viên sẽ học tiếng để chuẩn bị thi tuyển sang Nhật Bản làm việc trong năm 2016. Đây là lứa học sinh thứ 3 mà Cục quản lý lao động ngoài nước làm đầu mối cử lao động sang Nhật Bản.

Như vậy, nếu các thí sinh theo học tiếng Nhật vượt qua kỳ thi tiếng Nhật đạt chứng chỉ N3 thì tính đến 2016 sẽ có khoảng gần 500 lao động Việt Nam được sang Nhật Bản làm điều dưỡng viên, hộ lý.

Ông Đỗ Hải Nam – Phó Cục trưởng, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hợp tác phát triển nguồn nhân lực từ Việt Nam và Nhật Bản là một lĩnh vực rất quan trọng. Trong những năm qua hai nước đã hợp tác rất tốt trong việc đưa lao động Việt Nam sang thực tập kỹ năng tại Nhật Bản. Năm 2013 là năm đầu tiên số thực tập sinh sang thực tập tại Nhật Bản đạt con số 10.000 người. Sang năm 2014, số lượng tăng mạnh, dự kiến vượt 17.000 người.

Theo ông Hải Nam, riêng lĩnh vực điều dưỡng viên, hộ lý, Nhật Bản đang thiếu hụt thường xuyên khoảng 2.000 điều dưỡng viên mỗi năm. Ngoài ra, Nhật Bản thiếu hụt trầm trọng điều dưỡng viên và hộ lý trong 10 năm tới do tốc độ lão hoá dân số.

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, mức lương mà người lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản rất cao. Ví dụ, lương điều dưỡng tại Nhật Bản sẽ từ khoảng 34 đến 40 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu thi đỗ chứng chỉ nghề và được ở lại Nhật Bản làm việc như một nhân viên chính thức thì mức lương có thể lên tới 55-60 triệu đồng/tháng.

Theo ông Takei Koichi  - Giám đốc điều hành dự án EPA Việt Nam, các ứng cử viên là điều dưỡng, hộ lý Việt Nam được cơ quan tiếp nhận đánh giá cao về khả năng ngoại ngữ cũng như tinh thần làm việc.

Chương trình sang Nhật Bản hoàn toàn không thu phí của người lao động ngoài chi phí khám sức khỏe và làm hộ chiếu khi sang Nhật Bản làm việc.Do nhu cầu về điều dưỡng viên, hộ lý tại Nhật Bản ngày càng lớn nên dự kiến đến năm 2016, sẽ có khoảng gần 500 điều dưỡng viên, hộ lý được sang Nhật Bản làm việc.

Chương trình đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Nhật Bản làm việc nằm trong Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, trong đó có thỏa thuận về di chuyển điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản (EPA).

Năm 2012, chương trình này đã tuyển chọn khóa đầu tiên được 138 ứng viên đạt chứng chỉ N3 về tiếng Nhật, những ứng viên này đã sang Nhật Bản vừa học vừa làm, có nhận lương tại các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe.

Khóa 2 của chương trình cũng đã tuyển chọn được 179 ứng viên tham gia học tiếng Nhật. Dự kiến, sau khi vượt qua các kỳ thi tiếng Nhật, tháng 5-2015 các học viên này sẽ được cơ sở Nhật Bản tiếp nhận vào làm việc.

Ngày hôm nay, 15-12, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức lễ khai giảng khoá đào tạo tiếng Nhật dành cho điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản khoá 3 năm 2014. Theo đó, có 180 học viên sẽ học tiếng để chuẩn bị thi tuyển sang Nhật Bản làm việc trong năm 2016. Đây là lứa học sinh thứ 3 mà Cục quản lý lao động ngoài nước làm đầu mối cử lao động sang Nhật Bản.

Như vậy, nếu các thí sinh theo học tiếng Nhật vượt qua kỳ thi tiếng Nhật đạt chứng chỉ N3 thì tính đến 2016 sẽ có khoảng gần 500 lao động Việt Nam được sang Nhật Bản làm điều dưỡng viên, hộ lý.

Ông Đỗ Hải Nam – Phó Cục trưởng, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hợp tác phát triển nguồn nhân lực từ Việt Nam và Nhật Bản là một lĩnh vực rất quan trọng. Trong những năm qua hai nước đã hợp tác rất tốt trong việc đưa lao động Việt Nam sang thực tập kỹ năng tại Nhật Bản. Năm 2013 là năm đầu tiên số thực tập sinh sang thực tập tại Nhật Bản đạt con số 10.000 người. Sang năm 2014, số lượng tăng mạnh, dự kiến vượt 17.000 người.

Theo ông Hải Nam, riêng lĩnh vực điều dưỡng viên, hộ lý, Nhật Bản đang thiếu hụt thường xuyên khoảng 2.000 điều dưỡng viên mỗi năm. Ngoài ra, Nhật Bản thiếu hụt trầm trọng điều dưỡng viên và hộ lý trong 10 năm tới do tốc độ lão hoá dân số.

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, mức lương mà người lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản rất cao. Ví dụ, lương điều dưỡng tại Nhật Bản sẽ từ khoảng 34 đến 40 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu thi đỗ chứng chỉ nghề và được ở lại Nhật Bản làm việc như một nhân viên chính thức thì mức lương có thể lên tới 55-60 triệu đồng/tháng.

Theo ông Takei Koichi  - Giám đốc điều hành dự án EPA Việt Nam, các ứng cử viên là điều dưỡng, hộ lý Việt Nam được cơ quan tiếp nhận đánh giá cao về khả năng ngoại ngữ cũng như tinh thần làm việc.

Chương trình sang Nhật Bản hoàn toàn không thu phí của người lao động ngoài chi phí khám sức khỏe và làm hộ chiếu khi sang Nhật Bản làm việc.

Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này