Tuổi 18 - Vượt qua nỗi buồn mang tên "rớt đại học"
07/10/2020
7356
Có một buổi sáng nào đó, khi bạn ngước mặt lên nhìn bầu trời vẫn bắt gặp khoảng không màu xanh trong veo ấy, nhưng lòng bạn lại ướt mưa… Bởi vì bạn không có tên trong danh sách trúng tuyển đại học tại ngôi trường mà mình mơ ước.
00:00
00:00
Sao người ta lại bảo tuổi 18 là tuổi đẹp nhất đời người cơ chứ? Bạn cảm thấy mọi cánh cửa dường như đóng sầm lại trước mắt mình rồi. Nếu bạn đang có những suy nghĩ tiêu cực và không biết làm thế nào để chấp nhận cũng như vượt qua nỗi buồn mang tên rớt đại học, hãy theo dõi bài viết sau đây để thấy rằng: Rớt đại học không đồng nghĩa với việc tương lai của chúng ta sẽ chấm dứt bạn nhé!
Cứ sau mỗi kỳ thi cam go, điều người ta quan tâm trước tiên vẫn là vấn đề “đậu - rớt”. Người đậu đại học chắc chắn sẽ cảm thấy vỡ òa trong niềm vui mừng, phấn khởi vì công sức học hành, ôn luyện bao lâu nay đã được đền đáp. Và ở đâu đó sẽ có những người trốn trong góc nhỏ căn phòng của mình với nỗi buồn bã, hụt hẫng vì rớt đại học. Nhưng trước khi tuyệt vọng, bạn hãy học cách chấp nhận một sự thật rằng đậu và rớt là bản chất của mỗi kỳ thi, có người đậu chắc chắn không tránh khỏi sẽ có người rớt. Trong con số hơn 900 nghìn thí sinh tham gia thi thố, cũng chỉ hơn phân nửa sĩ tử trong số đó vui mừng nhận tin báo đỗ đại học. Mà không chỉ thi đại học mà bất cứ kỳ thi nào trong đời cũng vậy, vẫn có tính chất khắc nghiệt nhất định và thường không đủ chỗ cho tất cả mọi chúng ta.
“Người đậu sẽ bước sang một ngưỡng cửa mới nhưng không đồng nghĩa với việc không còn cơ hội nào cho người rớt. Dù đậu hay rớt, chặng đường phía trước của mỗi người cũng cần phải đi với thật nhiều nỗ lực thì mới có thể chạm đến thành công.”
Và một điều quan trọng là chúng ta không nên tự tạo áp lực nặng nề cho chính mình. Có thể bạn là học sinh giỏi toàn diện 12 năm, bạn đã cố gắng miệt mài ôn luyện rất nhiều,... nhưng may mắn không mỉm cười với bạn. Hãy nghĩ đến câu nói “Có người đậu chắc chắn sẽ có người rớt”, “Học tài thi phận”, ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều sĩ tử cũng rớt đại học như bạn, chẳng lẽ họ đều buông xuôi bỏ mặc cuộc đời mình sao? Hãy xem rớt đại học là một thử thách để chúng ta chiến thắng chính mình! Rồi sau này khi bạn đã trở thành một người có những thành công vững vàng, liệu có ai còn nhớ đến chuyện bạn đã từng rớt đại học không?
Cánh cửa đại học chính là niềm khao khát của rất nhiều bạn học sinh, là sự kỳ vọng của gia đình và thầy cô giáo. Rớt đại học, có một số bạn còn phải đối diện với cái nhìn soi xét từ những người xung quanh. Và điều đó đôi khi khiến các bạn tự tạo nên áp lực to lớn cho chính mình ở tuổi 18, làm cho bao nhiêu mùa thi qua đi là bấy nhiêu cảm xúc vui buồn ngổn ngang. Vì rớt đại học nên bạn tự giam mình trong bốn bức tường, tự kỷ, bỏ ăn bỏ uống, mang tâm lý tội đồ với ba mẹ, với chính bản thân… thậm chí, có những bạn trẻ vì không vượt qua được nỗi buồn rớt đại học mà lựa chọn chấm dứt cuộc đời ở cái tuổi 18 xuân xanh.
Rớt đại học không đồng nghĩa với việc bạn là “tội đồ”, nhưng nếu bạn không tự mình đứng lên được và hủy hoại chính mình thì bạn mới chính là tội đồ thật sự. Nếu quá buồn, chúng ta có thể khóc thật to để lòng khuây khỏa nhưng sau đó, hãy mạnh mẽ để vượt qua chính mình của ngày hôm qua bạn nhé!
Rớt đại học là một cú sốc không nhỏ, nhất là khi chúng ta vừa chập chững bước vào đời. Rớt đại học cũng là một cái tát không nhẹ đối với trái tim còn non dại, chực chờ đổ vỡ nhưng sẽ là thời điểm để các bạn nhìn nhận và sắp xếp lại những mảnh vỡ của lòng mình, sau đó “hồi sinh” với một phiên bản mới hoàn hảo hơn.
Nếu bạn rớt đại học vì chưa đủ cố gắng, thì hãy dựa vào đó mà thức tỉnh và ý thức hơn về việc mài giũa bản thân mình. Còn nếu bạn đã cố gắng quá nhiều mà vẫn rớt đại học thì cũng chẳng sao cả, bạn vẫn có quyền lựa chọn mạnh mẽ đứng lên, thay vì làm một kẻ thất bại ủ rũ trên “chiến trường cuộc đời”.
Hôm nay bạn rớt đại học, hãy lưu lại những dòng này và gửi cho mình để nhiều năm sau đọc lại, bản thân sẽ mỉm cười khi nhớ về kỉ niệm đã từng khiến mình như đổ vỡ. Biết đâu rằng sau tất cả, bạn sẽ muốn nói lời cảm ơn cuộc đời, cảm ơn những trải nghiệm của tuổi trẻ, cảm ơn những thử thách của cuộc đời đã giúp ta trưởng thành hơn. Và cuối cùng, bạn đừng quên cảm ơn chính mình, vì đã cho bản thân cơ hội đứng dậy sau những đau đớn, vấp ngã.
Khi một cánh cửa khép lại, thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra, như người ta vẫn hay nói “ông trời không bao giờ tuyệt đường của con người”. Đặc biệt là những con người có ý chí, hoài bão và tinh thần dũng cảm dám nghĩ, dám làm. Chính vì vậy nếu kết quả thi đại học của bạn không như mong muốn, nếu một ngôi trường nào đó từ chối bạn, thì cũng đừng vội tuyệt vọng bởi vì bạn còn trẻ và có rất nhiều cơ hội để tìm một con đường mới cho mình ngay hôm nay.
“Học, học nữa, học mãi”, đó là một chân lý nếu chúng ta không tự giới hạn sự học đó ở một hướng đi nào cả. Không nhất thiết sau khi kết thúc lớp 12, bạn phải đậu đại học thì mới có thể tiếp tục con đường học hành của mình. Mark Twain - một diễn giả, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ từng quan niệm rằng: “Đừng để trường lớp cản trở con đường giáo dục của bạn”. Đại học không phải là con đường duy nhất để chúng ta đi đến được với thành công. Mỗi người đều có quyền lựa chọn theo đuổi con đường tương lai của riêng mình, có bạn yêu nghệ thuật, có bạn sở hữu năng khiếu thể thao, cũng có bạn lại thích nấu ăn,... Có bạn thích học tập tại các trường nghề trong nước, cũng có bạn sẽ mơ ước được đặt chân đến học tập, làm việc tại một đất nước văn minh và xinh đẹp như Hàn Quốc, Anh, Úc, Mỹ, Nhật Bản... Vì vậy, nếu suy nghĩ kĩ, chúng ta sẽ thấy phía trước mình là một tương lai với thật nhiều sự lựa chọn tuyệt vời. Không chỉ vậy, bên cạnh học trên lớp, mỗi người còn có thể học hỏi từ trong công việc mình đang làm mỗi ngày. Đặc biệt, có những kiến thức, kinh nghiệm mà bạn chỉ có thể học được trong quá trình làm việc thực tế chứ không phải trên bất kỳ giảng đường, giáo trình nào cả.
Hôm nay bạn nhận được kết quả thi đỗ vào một trường đại học danh tiếng, đó là một niềm vui và bạn xứng đáng nhận được những lời khen ngợi, chúc mừng. Nhưng, chúng ta cũng hãy dành một lời an ủi, một cái vỗ vai động viên những sĩ tử kém may mắn hơn. Đại học có thể là con đường ngắn nhất, nhưng không phải là duy nhất và chắc chắn rằng hạnh phúc của mỗi người cũng không nên đong đếm bằng tấm bằng đại học hay chiếc áo cử nhân. Sự thành công và hạnh phúc đôi khi không nằm ở kết quả trước mắt, mà là cả quá trình dài phấn đấu của mỗi người. Vì vậy, trước khi vội tuyệt vọng, hãy dũng cảm đặt vấn đề: “Mình sẽ làm gì sau khi rớt đại học?”.
Nếu bạn vẫn chưa tìm được hướng đi nào giữa muôn ngàn ngã rẽ cuộc đời sau khi vượt qua nỗi buồn mang tên rớt đại học, hãy để Esuhai đồng hành cùng bạn cho một tương lai thêm vững vàng và tươi sáng với các dự định học tập, làm việc tại Nhật Bản bằng cách liên hệ ngay Hotline (028) 777.96.222 hoặc website www.esuhai.vn bạn nhé!
Bạn cũng có thể lắng nghe Blog Radio “Vượt qua nỗi buồn mang tên rớt đại học” tại đây nhé!
Ngoài ra bạn cũng có thể theo dõi bài viết dành cho tuổi 18 tại: