scroll top
Nguy cơ bị tác dụng phụ do vắc-xin COVID-19 rất thấp
20/01/2021
1820
Nghiên cứu về những người được tiêm vắc-xin do công ty Pfizer của Mỹ và công ty Biontech của Đức cùng hợp tác phát triển cho thấy xác suất xảy ra hiện tượng phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc-xin này là cực kỳ thấp.

Nguồn: NIKKEI STYLE "Vắc-xin COVID-19, được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ nghiên cứu với nguy cơ tác dụng phụ thấp"

Bài viết liên quan:

1. Nguy cơ tác dụng phụ cực kỳ thấp

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) công bố vào ngày 6/1/2021 rằng nguy cơ sốc phản vệ do vắc-xin COVID-19 (một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng) là cực kỳ thấp. Tại Hoa Kỳ, Vắc-xin do công ty Pfizer và công ty Biontech nghiên cứu phát triển đã bắt đầu được tiêm vào tháng 12/2020.
Vắc-xin này được tiêm hai lần, nhưng kết quả chỉ có khoảng 0,001% người bị phản ứng sốc phản vệ sau một lần tiêm (tức 1 người trên 90.000 người).

2. Hai tác dụng chính của vắc-xin ở thời điểm hiện tại

Vắc-xin được kỳ vọng sẽ có tác dụng “ngăn chặn phát bệnh” và tác dụng “ngăn chặn bệnh trở nặng” khi mắc phải COVID-19. Thêm nữa, để kiểm soát dịch COVID-19, điều quan trọng hơn hết vẫn là “ngăn ngừa lây nhiễm”.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, rất khó để xác định "tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm" của bất kỳ loại vắc-xin COVID-19 nào trong các thử nghiệm lâm sàng. Khi số người được tiêm vắc-xin tăng lên, sẽ có thể thu được dữ liệu về việc có hay không "tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19".

3. Có nên tiêm vắc-xin COVID-19 không?

Các chuyên gia khuyến cáo những người có nguy cơ lây nhiễm cao như nhân viên y tế, người cao tuổi, những người mắc các bệnh nền tiềm ẩn với nguy cơ cao bị nặng thêm và tử vong thì nên tiêm phòng. Lý do là vì những người này có nguy cơ cao "bị nặng nếu không tiêm phòng".

Thêm nữa, những người nên tiêm vắc-xin cũng có sự khác biệt tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và môi trường sống. Nếu đang cân nhắc việc tiêm phòng, các bạn hãy đánh giá tình trạng một cách toàn diện và tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra quyết định.

4. Tình hình ở Nhật Bản

Loại vắc-xin có thể được sử dụng ở Nhật Bản vẫn chưa được quyết định chính thức, tuy nhiên sau khi đã xác nhận được tính an toàn và hiệu quả, thì Nhật Bản đang xem xét đến việc tiến hành tiêm ngừa vắc-xin bất kể là loại vắc-xin trong nước hay loại vắc-xin nước ngoài. Hiện tại, đến cuối tháng 2/2021, Nhật Bản đang chuẩn bị để có thể tiêm vắc-xin theo thứ tự những người có nguy cơ lây nhiễm cao như nhân viên y tế, người cao tuổi trước.

  • Thời gian bắt đầu tiêm chủng: Dự kiến bắt đầu vào cuối tháng 2 năm 2021
  • Đối tượng tiêm chủng: (1) nhân viên y tế, (2) người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, (3) người mắc bệnh nền tiềm ẩn, (4) nhân viên công ty trong cơ sở chăm sóc người cao tuổi, v.v.
  • Độ tuổi: Đang xem xét từ 16 tuổi trở lên
  • Số lần tiêm chủng: 2 lần (※ Đối với vắc-xin hiện đang được Nhật Bản dự định sử dụng)
  • Phí tiêm chủng: Miễn phí

5. Loại vắc-xin được phê duyệt trên thế giới

Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), có 63 loại vắc-xin đang được thử nghiệm lâm sàng. Trong số đó, có 6 loại vắc-xin đã được phê duyệt. Tại Nhật Bản, hai loại vắc-xin đã được phê duyệt là: (1) vắc-xin do công ty Pfizer của Hoa Kỳ và công ty Biontech của Đức hợp tác nghiên cứu phát triển, và (2) vắc-xin do công ty Moderna của Hoa Kỳ nghiên cứu phát triển.

Các bạn Thực tập sinh thân mến!

Vắc-xin COVID-19 đang được nghiên cứu phát triển trên toàn thế giới, nhưng ở Hoa Kỳ, việc tiêm chủng đã bắt đầu vào tháng 12/2020. Vì là loại vắc-xin mới nên sẽ có nhiều người lo ngại về tác dụng phụ, và dường như hơn 50% cho rằng họ sẽ “xem tình hình”. Do đó, từ kết quả của việc điều tra dữ liệu của những người được tiêm vắc-xin công ty Pfizer và công ty Biontech, có thể thấy rằng nguy cơ bị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng là cực kỳ thấp.

Thông thường, rất nhiều người sẽ có những tác dụng phụ nhẹ sau khi tiêm chủng. Ví dụ: chỗ tiêm bị sưng đỏ, đau đầu, phát sốt, v.v… Đây là những tác dụng phụ thường thấy ở mọi loại vắc-xin. Vậy nên, dựa trên cân nhắc về việc ít phát sinh những trường hợp có tác dụng phụ mạnh, thì trừ những người có thể chất dị ứng nặng với những vắc-xin thông thường khác, thiết nghĩ chúng ta nên tiêm vắc-xin COVID-19, vì chính mình và vì những người xung quanh.

Trong số rất nhiều tin tức nghiêm trọng, lại có những tin tức tích cực như tin vắc-xin đang được nghiên cứu phát triển và có thể được đưa vào tiêm chủng đúng không nào? Khi các bạn xem tin tức, đừng chỉ quan tâm đến số ca nhiễm. Mà hãy đọc thêm những tin có tính bao quát tình hình như “Bao nhiêu người đã được chữa khỏi?", "Nhiều người ở độ tuổi nào bị trở nặng?", "Họ bị nhiễm ở đâu?", "Tình hình nghiên cứu phát triển vắc-xin như thế nào?" nữa các bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

  • Báo Điện tử Asahi "Rất khó để kiểm chứng "tác dụng thứ ba" của vắc-xin"
    https://www.asahi.com/...html (Tham khảo vào ngày 20/1/2021)
  • Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản "Thông báo về việc tiêm chủng"
    https://www.mhlw.go.jp/...html (Tham khảo vào ngày 20/1/2021)
  • Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, Hội Vắc-xin và Tiêm chủng Hội đồng Khoa học Phúc lợi lần thứ 17 " Đưa Vắc-xin COVID-19 vào sử dụng thực tế"
    https://www.mhlw.go.jp/...pdf (Tham khảo vào ngày 19/1/2021)
  • Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, Hội Vắc-xin và Tiêm chủng Hội đồng Khoa học Phúc lợi lần thứ 17 "Tính Hiệu quả / Tính An toàn của vắc-xin và cách nhận biết các phản ứng phụ"
    https://www.mhlw.go.jp/...pdf (Tham khảo vào ngày 19/1/2021)
  • Answers News "Bắt đầu tiến hành tiêm chủng vào tháng 2 ... Tình hình nghiên cứu phát triển và chuẩn bị vắc-xin COVID-19 ở Nhật Bản"
    https://answers.ten-navi.com...html (Tham khảo vào ngày 19/1/2021)
  • NHK NEWS WEB “Tình hình vắc-xin COVID-19 ở Nhật Bản"
    https://www3.nhk.or.jp/...html (Tham khảo vào ngày 19/1/2021)
  • NIKKEI STYLE "Vắc-xin Corona, nguy cơ tác dụng phụ thấp được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ khảo sát"
    https://style.nikkei.com/...html (Tham khảo vào ngày 19/1/2021)
NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này

Tin mới