scroll top
Nguyên nhân số ca nhiễm COVID-19 mới tăng lên và sự khác biệt giữa tình hình dịch bệnh hiện tại so với tháng 4
10/07/2020
1714
Đã hơn một tháng kể từ khi “Tuyên bố tình trạng khẩn cấp" được dỡ bỏ. Ở Tokyo, liên tiếp có những ngày có hơn 100 ca nhiễm mới, nên Chính quyền đang kêu gọi người dân hạn chế đi ra ngoài và hạn chế di chuyển sang các tỉnh khác nếu không cần thiết và không khẩn cấp.

Nhiều người lo lắng do số ca nhiễm mới lại tiếp tục tăng, nhưng Chính phủ Nhật Bản đã giải thích rằng: “Tình hình hiện tại rất khác với tình hình lúc đưa ra Tuyên bố tình trạng khẩn cấp lần đầu vào đầu tháng 4”. Chúng ta không nên đưa ra phán đoán tình hình lây nhiễm hiện tại chỉ dựa trên những con số của ca nhiễm mới.

Bên trong một cửa hàng ăn uống chống lây nhiễm COVID-19 bằng tấm che mặt và vách ngăn
Nguồn: Báo Kinh tế Nhật Bản “Phố Kitashinchi, Osaka, đến với phố neon (phố đèn màu) mới mẻ, tìm cách phục vụ khách hàng nhưng vẫn tránh "san-mitsu" (nơi đông người, phòng kín, tiếp xúc gần).

Tổng quan nội dung bài viết (Bối cảnh tình hình dịch COVID-19 ở Nhật Bản)
  • So với đợt trước, số người tiến hành xét nghiệm PCR tăng.
  • Nhiều người bị nhiễm COVID-19 tại các cửa hàng ăn uống có dịch vụ tiếp khách (ví dụ: hộp đêm, quán bar, v.v...).
  • Tỷ lệ nhiễm COVID-19 trong độ tuổi khoảng từ 20 đến 30 cao và nhiều người bị nhẹ.
  • Số ca nhiễm COVID-19 trong độ tuổi khoảng từ 20 đến 30 nhiều nên "số ca bị nặng" và "số ca tử vong" giảm.
  • Thời gian nằm viện từ 14 ngày đã được thay đổi thành 10 ngày và người bị nhẹ được xuất viện sớm.
  • Số lượng các cơ sở y tế có thể điều trị cho những người bị nhiễm COVID-19 tăng lên, có dư số lượng giường.

1. Sự khác biệt so với đợt đầu tiên

Không phải số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng trên toàn quốc, mà sự lây lan này chủ yếu ở giới trẻ tại một số khu vực của Tokyo. Đặc biệt là, có thể thấy rằng có rất nhiều ca nhiễm tại "các cửa hàng ăn uống có dịch vụ tiếp khách" là nơi "san-mitsu (tập trung đông người, phòng kín, tiếp xúc gần)". Khi kinh tế bắt đầu hoạt động trở lại, mọi người cũng đi lại nhiều và số ca nhiễm gia tăng, nhưng số ca bị nặng và tỷ lệ ca tử vong đang giảm.

※ Bảng số liệu dựa trên tham khảo các tài liệu thông cáo báo chí của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản. Các con số chỉ ra số ca của mỗi tháng.

2. Về hệ thống cung cấp vật tư y tế hiện tại

Các tổ chức y tế hiện đang trống nhiều hơn đợt đầu tiên vào đầu tháng 4. Việc rút ngắn thời gian nằm viện và bổ sung thêm số giường bệnh, đã tạo nên một cơ chế không gây gánh nặng cho các tổ chức y tế.

【Bảng 1】 Về thời gian nhập viện

Thời gian nằm viện được rút ngắn từ 14 ngày xuống còn 10 ngày, cho phép bệnh nhân bị nhẹ có thể xuất viện sớm hơn. Vì người được chữa khỏi hoàn toàn có thể xuất viện sớm hơn, nên gánh nặng cho cơ sở y tế đã giảm xuống.

【Bảng 2】 Về số lượng giường dành cho ca bị nhiễm

(Giải thích) Tính đến thời điểm ngày 1/7, có 923 ca cần điều trị y tế tại bệnh viện, tại các cơ sở trọ, tại nhà, v.v... Trong số đó, 696 ca cần được nhập viện. Có 19.606 giường bệnh đang trống, dành cho 696 ca, như vậy chúng ta có thể thấy rằng vẫn còn rất nhiều nơi đang trống có thể tiếp nhận bệnh nhân. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh hiện tại là khoảng 3,5% và khoảng 96,5% số giường bệnh đang không được sử dụng.

3. Khu vực có nhiều ca nhiễm (tính đến thời điểm 0 giờ ngày 8/7)

Các khu vực có từ 20 ca nhiễm mới trở lên được xác nhận vào ngày 8/7 như bên dưới. Nếu các bạn đang sống hoặc đang định đi đến các khu vực này, thì các bạn nên hạn chế di chuyển. Thêm nữa, thậm chí có đến 30 tỉnh thành trong số 47 tỉnh thành không có ca nhiễm mới.

4. 【Lưu ý】 Số lượng người không đi bệnh viện tăng, dù thể trạng của họ không khỏe

Người ta lo sợ rằng nếu số người không đến bệnh viện để tránh nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tăng lên thì bệnh tình sẽ trở nên trầm trọng hơn. Nếu các bạn cảm thấy thể trạng của mình không khỏe, hãy liên lạc với Đoàn thể quản lý hoặc Công ty tiếp nhận, chứ đừng cố chịu đựng.

Các bạn Thực tập sinh thân mến

Do hoạt động kinh tế bắt đầu khôi phục trở lại, nên số ca nhiễm mới bắt đầu tăng trở lại vào cuối tháng 6. Hầu hết những ca nhiễm COVID-19 là thanh niên trẻ khoảng từ 20 đến 30 tuổi, những người làm việc và những người đi ăn uống tại các cửa hàng ăn uống mà từng là đối tượng tạm dừng kinh doanh do COVID-19 vào đợt trước. Vì ngày càng có nhiều người bị nhiễm trong môi trường "san-mitsu" (nơi đông người, phòng kín, tiếp xúc gần), nên khi đi ra ngoài, các bạn nên thực hiện triệt để việc "đeo khẩu trang, rửa tay, khử trùng, tránh ba điều" để ngăn chặn COVID-19.

Gần đây, xuất hiện nhiều cách đối phó với COVID-19 khác nhau. Chẳng hạn như: hạn chế số lượng người vào cửa hàng, giữ khoảng cách giữa người này với người kia khi xếp hàng, không trực tiếp chạm vào tiền tại quầy tính tiền, tạo ra vách ngăn trên bàn trong các cửa hàng ăn uống. Nhiều nơi đặt các bình xịt cồn alcohol, tại các lối vào cửa hàng.

Tuy có nhiều thông tin đại loại như “số ca nhiễm tăng”, “hôm nay có thêm … ca nhiễm", nhưng thay vì chỉ lo lắng về số lượng, thì việc biết nguyên do tại sao số lượng ngày càng tăng, bao nhiêu người đã được chữa khỏi, những người xung quanh đang áp dụng những biện pháp phòng COVID-19 nào v.v… sẽ tốt hơn. Chúng ta nên xem xét mọi việc dựa trên cái nhìn tổng thể các bạn nhé!

Nguồn:

  • Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản “Diễn tiến số ca nhiễm được xác nhận (dựa trên ngày báo cáo) (theo từng tỉnh thành, mỗi ngày) (Cập nhật ngày 9/7)”
    https://www.mhlw.go.jp/...pdf (Tham khảo vào ngày 9/7/2020)
  • Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản "Kết quả khảo sát liên quan đến số giường bệnh, tình trạng điều trị y tế cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 (Tính đến thời điểm 0:00 ngày 1/7)"
    https://www.mhlw.go.jp/...pdf (Tham khảo vào ngày 9/7/2020)
  • Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản “Chuyển biến tình hình bùng phát dịch COVID-19 trong nước” (Tính đến thời điểm 18:00 ngày 1/7/2020)
    https://www.mhlw.go.jp/content/...pdf (Tham khảo vào ngày 9/7/2020)
  • Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản “Chuyển biến tình hình bùng phát dịch COVID-19 trong nước” (Tính đến thời điểm 18:00 ngày 24/6/2020)
    https://www.mhlw.go.jp/...pdf (Tham khảo vào ngày 9/7/2020)
  • Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản “Chuyển biến tình hình bùng phát dịch COVID-19 trong nước” (Tính đến thời điểm 18:00 ngày 27/5/2020)”
    https://www.mhlw.go.jp/...pdf (Tham khảo vào ngày 9/7/2020)
  • Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản “Chuyển biến tình hình bùng phát dịch COVID-19 trong nước” (Tính đến thời điểm 18:00 ngày 27/4/2020)
    https://www.mhlw.go.jp/...pdf (Tham khảo vào ngày 9/7/2020)
  • Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản "Về việc bệnh nhân nhiễm COVID-19 xuất viện và hạn chế làm việc trong luật về Dự phòng Bệnh truyền nhiễm và Chăm sóc Y tế cho Bệnh nhân mắc Bệnh Truyền nhiễm (đã được chỉnh sửa một phần)"
    https://www.mhlw.go.jp/...pdf (Tham khảo vào ngày 9/7/2020)
  • Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản "Sửa đổi tiêu chí xuất viện và tiêu chí dỡ bỏ"
    https://www.mhlw.go.jp/...pdf (Tham khảo vào ngày 9/7/2020)
  • Báo Kinh tế Nhật Bản “Phố Kitashinchi, Osaka, đến với phố neon ( phố đèn màu) mới mẻ, tìm cách phục vụ khách hàng nhưng vẫn tránh san-mitsu (nơi đông người, phòng kín, tiếp xúc gần)”
    https://www.nikkei.com/.../ (Tham khảo vào ngày 9/7/2020)
  • Báo YAHOO! JAPAN "Tình hình của các tổ chức y tế ở Tokyo như Shinjuku do sự gia tăng ca nhiễm COVID-19 như thế nào?"
    https://news.yahoo.co.jp/.../ (Tham khảo vào ngày 9/7/2020)
NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này

Tin mới