scroll top
Tin này thuộc chuyên mục: Tin tức & Sự kiện
Nhật chuẩn bị ra mắt Tokyo Sky Tree - Toà tháp truyền hình cao nhất thế giới
19/04/2012
1654
ESO - Tòa tháp Tokyo Sky Tree cao 634m hiện là tháp truyền hình cao nhất thế giới và là toà nhà cao thứ 2 thế giới sau toà tháp Burj Khalifa ở Dubai (Saudi Arabia) có độ cao 829m.

 

Toà tháp Tokyo Sky Tree

Ngày 17/04, hàng trăm phóng viên đã được phép vào Toà tháp Tokyo Sky Tree, tháp truyền hình cao nhất thế giới trước khi công trình này mở cửa đón khách du lịch vào ngày 22/05 tới.

Toà tháp Tokyo Sky Tree được hoàn thành xây dựng vào cuối tháng 2 vừa qua, nhưng 17/04 là ngày đầu tiên phóng viên được phép vào khu vực đài quan sát (ở độ cao 450m).  Ông Imamura, phó giám đốc Ban quan hệ công chúng của Công ty Tobu Railway, đơn vị quản lý toà tháp hy vọng, việc hoàn thành toà tháp và các khu trung tâm thương mại sẽ giúp ngành du lịch Nhật Bản có thêm động lực sau sau thảm hoạ động đất sóng thần cách đây hơn 1 năm.

“Rất nhiều người, kể cả người nước ngoài không quay trở lại đây sau động đất, và du lịch nói chung bị suy giảm. Do đó, chúng tôi hy vọng, Sky Tree sẽ như một bao diêm thắp lên ánh lửa để giúp mọi người quay trở lại” – ông Imamura nói.

Ông Imamura cho biết, dự kiến 5 triệu khách sẽ đến với toà tháp trong năm đầu và hơn 30 triệu người đến với khu liên hợp này, bao gồm các khu mua sắm xung quanh. Tòa tháp Skai Tri có chi phí xây dựng là 806 triệu USD.

Dưới đây là những hình ảnh về tháp truyền hình cao nhất thế giới Sky Tree:

Tòa tháp Sky Tree có chi phí xây dựng là 806 triệu USD và sẽ cung cấp dịch vụ radio và truyền hình kĩ thuật số.

Tòa tháp còn có thủy cung, rạp hát...

Nhà hàng, quán cà phê và cửa hàng bán một số đồ lưu niệm.

Thêm vào đó, tháp truyền hình Sky Tree cũng cung cấp dịch vụ ngắm toàn cảnh thành phố từ trên cao.

Cảnh chụp từ trên cao nhìn xuống tháp truyền hình.

Tháp truyền hình về đêm tráng lệ, đẹp lung linh, huyền ảo.

Tháp truyền hình này có hai đài quan sát được mở cửa cho công chúng. Một đài ở độ cao 350m và một đài khác ở độ cao 450m.

Du khách mất khoảng 50 giây để lên được đài quan sát thứ nhất ở độ cao 350m và mất thêm 30 giây để lên được đài quan sát thứ 2 ở độ cao 450m.

Du khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy hình ảnh của mình phản chiếu bởi nhiều tấm kính và đèn LEDS tạo cảm giác lâng lâng.

Theo tính toán của nhà khoa học và kiến trúc sư, tháp truyền hình có thể chịu được động đất 8 độ richter.

Du khách có thể thưởng thức cảnh đẹp bên ngoài từ tòa tháp.

Khi du khách đứng ở trên cao, cảnh vật dường như bé nhỏ hơn rất nhiều.

Nhiếp ảnh gia chụp từ dưới mặt đất. 

Tháp truyền hình Sky Tree được tổ chức Guniness thế giới công nhận là tháp truyền hình cao nhất thế giới ngày 17/11/2011.

Du khách hào hứng chụp ảnh từ đài quan sát.

Phóng viên không để lỡ cơ hội để quay phim chụp ảnh về tháp truyền hình cao nhất thế giới

Từ tháp truyền hình có thể nhìn thấy nhiều tòa nhà chọc trời khác ở Nhật Bản. 

Tổng hợp từ VOV.vn và Báo Đất Việt

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này

Tin mới