scroll top
Tin này thuộc chuyên mục: Tin tức & Sự kiện
Diễn đàn M&A 2012: Tạo giá trị cộng hưởng
06/06/2012
876
Với chủ đề “Tạo giá trị cộng hưởng”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2012 sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Riverside Palace, TP. Hồ Chí Minh vào ngày 7/6.

 

Diễn đàn M&A Việt Nam 2012 được tổ chức trong bối cảnh hoạt động M&A tại Việt Nam tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây, đạt mức bình quân 30%, và trở thành một trong những kênh đầu tư đáng chú ý của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. “Đây cũng chính là động cơ chính của các thương vụ M&A”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Báo Đầu tư, Trưởng ban tổ chức M&A Việt Nam 2012, cho biết.

Diễn đàn M&A Việt Nam 2012 tập trung vào 4 xu hướng “nóng” hiện nay là: tái cấu trúc ngân hàng; thâu tóm và chống thâu tóm; làn sóng M&A của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam; tái cấu trúc các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước.

Việt Nam đứng thứ 8 trong số các quốc gia có hoạt động M&A sôi động nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo Ban tổ chức Diễn đàn, riêng quý I/2012, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD, trong tổng giá trị 92,4 tỷ USD của cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản).

Trong khuôn khổ Diễn đàn, Ban Tổ chức sẽ tổ chức Chương trình kết nối đầu tư “Đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản”. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trực tiếp gặp gỡ, trao đổi thông qua danh mục dự án, thông qua các thương vụ M&A cụ thể, qua đó, tạo thêm kênh đầu tư cho doanh nghiệp.

Diễn đàn M&A Việt Nam 2012 mở ra cơ hội M&A, song việc thương vụ có thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, trong đó, quản trị hậu M&A là yếu tố quyết định sự thành bại của thương vụ.

Ông Chu Việt Cường - Ngân hàng TMCP HDBank, nhiều ngân hàng nhỏ đang cố gắng ép mình phải M&A do lo sợ bị nuốt chửng, thâu tóm nên không lường trước được rủi ro quản trị hậu M&A. Vậy nên, trước khi M&A, cần chuẩn bị rất kỹ, đặt ra mục tiêu về lựa chọn đối tác, mục tiêu về vốn, công nghệ..., để sau khi sáp nhập có thể tạo giá trị cộng hưởng. Nếu đặt mục tiêu rõ ràng, lựa chọn đúng đối tác thì hậu M&A sẽ không có rủi ro về quản trị.

M&A là cơ hội hoàn thiện mô hình kinh doanh của hai phía, nhưng không nên hướng tới gia tăng số lượng như: tăng thanh khoản, tăng vốn, tăng mạng lưới… mà nên tập trung vào tăng chất lượng.

“Khi sáp nhập, giá trị lớn nhất mà các doanh nghiệp có được chính là nguồn nhân lực chứ không phải công nghệ, mạng lưới hay tiền”, ông Cường nói.

Khảo sát gần đây của Công ty AVM cho thấy, có tới 40% số doanh nghiệp được hỏi bày tỏ lo ngại về nguy cơ bị thâu tóm. Song đa phần doanh nghiệp đã nhìn M&A ở khía cạnh tích cực.

Ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AVM, dự báo, ngoài ngành ngân hàng và tiêu dùng, việc chuyển nhượng các dự án trong lĩnh vực bất động sản thời gian tới sẽ rất sôi động. Chủ trương cổ phần hóa các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước cũng hứa hẹn những thương vụ lớn trong thời gian tới.

Theo Báo Doanh nhân Sài Gòn

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này

Tin mới